Trong quá trình chuyển đối số đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ ở thị trường Việt dẫn đến nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin cũng ngày càng tăng cao. Công nghệ phần mềm đang đóng vai trò rất to lớn cho đời sống của mỗi con người. Vậy ngành công nghệ phần mềm là gì? Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
Công nghệ phần mềm là gì?
Ngày nay, Việt Nam nổi lên là một trong những quốc gia xuất khẩu công nghệ thông tin ra thế giới. Với nguồn nhân lực chất lượng tốt, nếu được đào tạo các kiến thức, kỹ năng sẽ giúp Việt Nam nắm bắt được nhiều cơ hội trong cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang diễn ra.
Công nghệ phần mềm là chuyên ngành nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hệ thống kỹ thuật, phần mềm máy tính. Cụ thể, ngành học tập trung nghiên cứu về các hạ tầng phần mềm, cơ sở dữ liệu cũng như sự phát triển của các ứng dụng và hệ thống. Ngành tập trung chủ yếu vào xây dựng các ứng dụng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và chất lượng cuộc sống của con người.
Cơ hội việc làm của ngành công nghệ phần mềm như thế nào?
Trong thời kỳ chạy đua với công nghệ hiện đại, ngành công nghệ phần mềm đang là một trong những ngành đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng bởi tính thực tế cao. Những bạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ có cơ hội việc làm rất lớn với mức thu nhập đáng kể.
Theo thống kê của một trang tuyển dụng uy tín về công nghệ phần mềm cho thấy thị trường lao động ngành công nghệ phần mềm tại Việt Nam cần tới 500,000 lao động trong khi đó số lượng đáp ứng chỉ đạt hơn 1 nửa. Nhân lực Việt Nam đang thiếu cả về chất lẫn lượng trong khi nhu cầu của ngành trong và ngoài nước đang tăng trưởng rất mạnh.
Sau khi sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ phần mềm sẽ có thể tìm được cơ hội việc làm toàn cầu ở rất nhiều lĩnh vực cũng như vị trí khác nhau. Tiêu biểu nhất phải kể đến đó là lập trình viên, kỹ sư phần mềm, kỹ sư hệ thống, chuyên viên phân tích kinh doanh, trưởng nhóm phát triển phần mềm, quản lý dự án, cố vấn IT, phân tích an ninh và an ninh mạng,…
Mức lương của ngành công nghệ phần mềm sau khi tốt nghiệp là bao nhiêu?
Sự phát triển của công nghệ hiện đại cũng đồng thời lan tỏa sức mạnh phát triển đến với các lĩnh vực nghề nghiệp. Mức lương công nghệ phần mềm ở Việt Nam bỏ xa các ngành khác một cách ấn tượng.
Một trong những trang web tuyển dụng trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam đã công bố thông tin về lương của các ngành nghề tại Việt Nam. Trong đó ngành công nghệ thông tin có mức thu nhập trung bình khoảng 19 triệu VNĐ/ tháng. Top 3 những ngành nghề có mức thu nhập ổn định và cao nhất.
Không dừng lại ở đó, mức lương ngành công nghệ thông tin của sinh viên mới ra trường cũng nằm trong khoảng từ 7 -10 triệu VNĐ/ tháng. Đây là mức lương có thể nói là khá cao so với thời điểm khởi đầu của hệ thống. Trong khi đó, lương trung bình của nhân viên ngành CNTT có kinh nghiệp rơi vào khoảng 10- 25 triệu VNĐ/ tháng. Và mức lương có xu hướng tăng lên theo thời gian và năng lực làm việc.
Với những chức vụ cao hơn như Quản lý, Giám Đốc thì mức thu nhập rơi vào khoảng 35-80 triệu VNĐ/ tháng. Ngoài mức lương ra thì xét về cơ hội việc làm của ngành này cũng đang thiếu trầm trọng.
Thống kê của chúng tôi từ trang tuyển dụng ngành công nghệ phần mềm cho thấy nhu cầu về nhân lực ngành CNTT tăng trưởng mạnh mẽ nhưng thị trường lao động trong lĩnh vực này lại luôn trong tình trạng thiếu hụt cả về chất và lượng.
Vì vậy hệ thống công nghệ phần mềm ở Việt Nam là khá cao. Với ước lượng lương và tình trạng nhân lực Công nghệ phần mềm như hiện nay thì cơ hội làm việc của các bạn trẻ ngày càng được mở rộng.
Tìm hiểu thêm:
Những tố chất cần có của sinh viên ngành Công nghệ phần mềm
Đam mê với nghề
Đam mê là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với ngành công nghệ thông tin. Sở hữu đam mê giúp cho bạn dễ dàng làm quen và hòa nhập với thế giới công nghệ. Với khả năng thích ứng bạn sẽ có thể vượt qua mọi áp lực căng thẳng từ công việc. Hãy thử nghĩ xem nếu không có niềm đam mê thì bạn khó có thể ngồi hàng giờ bên chiếc máy tính để viết một phần mềm và không ngại đầu tư hàng tháng trời để có thể tìm ra một giải pháp để giải quyết các vấn đề.
Có óc sáng tạo
Có một thực tế là người thông minh, có óc sáng tạo sẽ dễ dàng thành công hơn trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bởi có lẽ nghề này đòi hỏi tư duy phân tích cao, khả năng tối ưu hóa các giải pháp nhằm mục đích tiết kiệm chi phí, thời gian và đạt được hiệu quả tốt.
Tính chính xác, tỉ mỉ trong công việc
Tính chính xác là yêu cầu bắt buộc của nghề công nghệ, trong đó bao gồm cả khoa học máy tính. Khi xây dựng một ứng dụng hoặc phần mềm, chỉ một sai sót nhỏ thì toàn bộ chương trình sẽ không thể vận hành như mong muốn.
Thông thạo ngoại ngữ
Là hệ thống mang tính chất toàn cầu, mong muốn trở thành một người làm CNTT giỏi thì việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ là yếu tố không thể bỏ qua. Bạn cần sử dụng tiếng Anh để đọc các thông tin, số lượng và từ ngữ chuyên môn để hiểu một cách chính xác. Trên thế giới ngành công nghệ thông tin đang phát triển theo từng ngày. Vì thế bạn cần có ngoại ngữ để cập nhật được các xu hướng mới trên thế giới. Các công ty lớn về công nghệ hiện nay tại Việt Nam có thể kể đến đó chính là FPT hay Viettel. Sử dụng thành thạo ngôn ngữ toàn cầu bạn sẽ có thể tự tin và có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp hơn.
Ham học hỏi và trau dồi kiến thức
Thế giới luôn thay đổi và không ngừng phát triển. Những kiến thức hôm nay chúng ta học được sẽ dần trở nên lỗi thời. Vì thế bạn cần liên tục tìm hiểu thông tin, trau dồi kiến thức về ngành công nghệ để bắt kịp tốc độ phát triển của các lĩnh vực từ môi trường.
Ngành công nghệ phần mềm học gì?
Trọng tâm của chuyên ngành là những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí trong lĩnh vực công nghệ phần mềm. Trong chương trình học, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng về chuyên ngành như quản trị mạng, phát triển phần mềm di động, thiết kế định hướng người dùng.
Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo về phát triển và quản lý các dự án phần mềm. Các bạn sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên môn như lập trình IoT, Kiểm thử phần mềm, trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu,…
Trên đây là một số thông tin liên quan đến ngành công nghệ phần mềm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã phần nào hiểu được công nghệ phần mềm là gì cũng như một số thông tin liên quan. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến ngành công nghệ phần mềm nhé!