NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NGÀNH CNTT TẠI VIỆT NAM

 

nhung-thanh-tuu-cua-nganh-cntt-tai-viet-nam

Trong thời đại toàn thế giới phát triển theo xu hướng 4.0, ngành CNTT đang ngày càng phát triển. Và tại Việt Nam, công nghệ thông tin đã đạt được những thành tựu sáng giá nhất định.

Đồng hành cùng sự phát triển của công nghệ kỹ thuật cao của thế giới, cùng bước tiến trong bối cảnh công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin (CNTT) là lĩnh vực Việt Nam ngày càng phát triển. Đã và đang tiến hành nghiên cứu, phát triển những công nghệ hiện đại nhất. Từ khi nền xã hội dần dịch chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội kiến thức và trong đó thông tin giữ vai trò trọng yếu. Sự chuyển đổi này đã là bước đệm vững chắc cho sự phát triển của CNTT trong xã hội ngày nay.


Cách mạng công nghiệp 4.0, về khoa học dựa trên tất cả các ngành khoa học và ứng dụng khoa học gắn với quá trình cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa - tin học hóa và Internet (đã diễn ra trong 250 năm 1760 - 2010), đồng thời dựa trên các lĩnh vực khoa học mới như: giải mã và biến đổi gen; ngôn ngữ học; trí tuệ nhân tạo; điện toán đám mây, dữ liệu lớn; chuỗi khối; Internet vạn vật… từ đó tạo ra các thiết bị thông minh được nhúng trí tuệ nhân tạo, có thể tự động kết nối với nhau, sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để điều khiển các hoạt động của thiết bị. 


Trong bối cảnh đó, mạng lưới viễn thông, Internet hay truyền thông đa phương tiện của Việt Nam hiện nay đã phát triển không thua kém gì với các nước đang phát triển trên thế giới. Từ một nước đang phát triển, còn ảnh hưởng nhiều từ hậu quả do chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên với nhiều phát triển và thành tựu vượt trội. Một dấu mốc quan trọng có thể thấy, năm 1997, Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và thế giới.


Việt Nam sẽ có 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030 - CafeLand.Vn


Trong suốt 21 năm (2000 - 2021), một số thành tựu chính của ngành CNTT tại Việt Nam có thể kể tới như:


GDP tăng trưởng mạnh


Công nghiệp CNTT đã trở thành một trong những ngành kinh tế có mức ảnh hướng lớn, tốc độ phát triển hàng năm của ngành này cao hơn rất nhiều so với các ngành khác và tỷ lệ đóng góp vào GDP nước nhà ngày càng tăng cao. Tăng trưởng doanh thu bình quân toàn ngành công nghiệp CNTT trong giai đoạn 2001-2009 đạt 20-25%/năm. Cho tới cuối năm 2010, doanh thu lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số đã thu lại gần 2 tỷ USD, doanh thu của công nghiệp phần cứng thu được 5,6 tỷ USD, doanh thu dịch vụ viễn thông được 9,4 tỷ USD. Điều này đã làm cho doanh thu tổng ngành viễn thông và CNTT lên tới gần 17 tỷ USD, gấp 19 lần so với năm 2000. Doanh thu lĩnh vực CNTT trong năm 2019 là 120 tỉ USD, gấp 400 lần so với năm 2000, tương ứng mức tăng trưởng bình quân 37%/năm trong suốt 19 năm.


Phát triển nhân lực


Sự phát triển của ngành CNTT đã kéo theo sự phát triển về nhân lực tại Việt Nam. CNTT là một ngành khó và đòi hỏi trình độ kiến thức cao. Vậy nên để đáp ứng nhu cầu hiện nay, đào tạo và nuôi dưỡng những nhân sự chuyên ngành CNTT đã ngày càng phát triển. Năng lực đào tạo đại học ngành CNTT - TT của Việt Nam hiện nay là hơn 51.000 sinh viên/năm, đào tạo nghề (cao đẳng, trung cấp) ngành CNTT - TT là hơn 68.000 học viên/năm, tổng cộng là khoảng 120.000 học viên, sinh viên/năm. Nếu chưa tính tới việc tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo thì đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm hơn 1,2 triệu nhân lực CNTT - TT, tức là gấp 2 lần số nhân lực CNTT - TT hiện nay. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 700 người làm việc ở lĩnh vực TTNT, trong đó có 300 chuyên gia, còn ở nước ngoài có khoảng 900 người Việt Nam đang làm việc ở lĩnh vực này.


Vsmart Active 1+ kính kim loại sang chảnh | Fptshop.com.vn


Điện thoại "Made in Vietnam"


Khi Tập đoàn Công nghệ Bkav tuyên bố sản xuất Bphone - điện thoại thông minh do người Việt Nam tự nghiên cứu, chế tạo, tự thiết kế bản mạch và viết phần mềm. Sự kiện này đã đánh một dấu mốc quan trọng trong ngành CNTT tại Việt Nam. Dòng chữ trên điện thoại Designed by Bkav-Made in Vietnam đã khẳng định vị thế của một sản phẩm thuần Việt. Gần đây nhất, có thể kể tới dòng điện thoại Vsmart của Tập đoàn Vingroup, được đầu tư bài bản và sản xuất theo mô hình của các hãng công nghệ lớn trên thế giới. Hiện nay, Vingroup đã cho ra mắt thị trường tổng cộng 11 mẫu điện thoại. Vingroup cũng cho biết đang nghiên cứu sản xuất thiết bị viễn thông 5G. Vsmart hiện nay được rất nhiều người Việt tin dùng và sử dụng rộng rãi vì cấu hình và những tính năng của nó không thua kém gì những điện thoại khác từ nước ngoài.


Triển khai dịch vụ 5G tại Việt Nam


Trong lĩnh vực viễn thông, một sự kiện quan trọng vào ngày 17/1/2020, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) đã thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị 5G do chính Viettel nghiên cứu, sản xuất. Điều này đã làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm thành công sớm nhất mạng 5G trên thế giới. Với sự kiện mang đầy bước chuyển mình quan trọng này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Đây là lần đầu tiên Việt Nam có thể đi cùng với thế giới trong làm chủ và ứng dụng công nghệ mới nhất”. Với mạng 5G Viettel, người dùng có thể trải nghiệm tốc độ mạng mạnh nhất lên tới 1.2 - 1.5 GBps cho phép xem video nội dung 4K hoặc 8K, tải file dữ liệu lớn, tải 1 bộ phim HD 90 phút chỉ trong 30 giây, chơi game đồ họa cấu hình cao hay du lịch ảo, mua sắm ảo và nhiều hơn nữa. Và cho tới hiện nay, mạng 5G của Viettel đang dần phủ sóng rộng rãi tới mọi tỉnh thành khắp Việt Nam.


Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới làm chủ thiết bị 5G - Tạp Chí Điện Tử  TTV


Với những thành tựu nổi trội mà CNTT đã mang lại, hiện nay Đảng và Nhà nước đã có những chính sách dành riêng cho ngành nghề đầy tiềm năng này để phát triển hơn nữa trong tương lai.

Đăng nhận xét